HẠT MUỐI

Đã ba ngày rồi Hạt Muối không tìm thấy đường về nhà. Thật sự Hạt Muối không biết nhà mình ở đâu để hỏi tìm đường về. Muối không còn nhớ những gì đã xãy ra cho mình. Nỗi hốt hoảng còn rõ trên nét mặt Muối. Khi choàng tỉnh dậy chỉ biết mình đang nằm trên tản đá này. Nắng gắt lắm làm hoa cả mắt. Chung quanh chẳng thấy một bóng người, chỉ có nắng lung linh, gió thổi trong hàng dương, cát trắng phau bao quanh chổ Muối đang nằm. Mắt quen dần với ánh nắng buổi trưa, Hạt Muối lỏm còm ngồi dậy, hai tay dụi mắt để nhìn cho rõ. Thì ra dưới chân Hạt Muối là biển xanh. Biển rộng mênh mông, Muôí không nhìn thấy bờ bến đâu cả. Một màu xanh mát tận đến chân trời. Những đợt sóng lăn tăn đang xô nhau chạy vào bờ như đuổi bắt nhau. Nhìn một hồi lòng Muối cảm thấy vui lây, nỗi sợ tan biến. Muối muốn leo xuống tản đá để đến gần biển hơn. Biết đâu mình làm quen với tụi sóng lăn tăn kia để chạy đuổi chơi. Niềm háo hức đầy ắp trong lòng Hạt Muối làm cho Muối quên rằng mình đâu có biết bơi, biết nổi, chạy nhảy tài tình trên mặt nước như tụi sóng. Sực tỉnh như vậy làm lòng Muối trùng xuống. Hạt Muối không muốn leo xuống nữa. Ngồi bó gối nhìn ra khơi lòng thèm thuồng được tự do tung tăng như tụi sóng ngạo mạng kia. Hạt Muối lại thấy nhớ nhà nhớ mẹ mình. Chắc bây giờ cha mẹ anh chị em mình đang trông chờ mình dữ lắm. Làm sao đây, Hạt Muối muốn hét lên thật to để cho ai đó gần đây biết mà đến giúp đưa mình về nhà. Mà nhà mình ở đâu? Câu hỏi cứ lẩn quẩn chạy đi chạy về trong đầu Hạt Muối. Mệt quá Muối không biết làm gì hơn là khóc. Khóc thật to. Một vài con chim lượn vòng quanh chổ Muối đang ngồi. Muối nhìn thấy rõ những cặp mắt tròn nhỏ tinh anh của chúng nhìn Muối. Muối muốn hỏi chúng đường về. Những con chim kêu lên mấy tiếng, lượn thêm mấy vòng nữa rồi sà xuống mặt nước thật nhanh. Hạt muối thèm được như chúng đang nổi trên mặt nước, nhấp nhô theo những đợt sóng. Chim và sóng như đang nói chuyện với nhau. À phải rồi chúng đang kể cho sóng nghe có một nhóc Muối đang ngồi khóc trên tản đá kia. Rõ ràng chúng đang kể chuyện mình vì Hạt Muối thấy tụi chim đang được sóng đưa vào gần bờ ngay dưới chân tản đá. Hạt Muối tức lắm nhưng không biét làm gì chúng. Hạt Muối mệt quá nằm xuống, hai bàn tay đan vào nhau làm gối, chân tréo chữ ngũ. Hạt Muối nhìn trời xanh. Xanh thật xanh, cao thật cao. Mặt trời lên cao ngang tầm mắt, hơi nóng hừng hực. Tản đá cũng đang bốc hơi. Hạt Muối nhắm mắt nằm như vậy không biết bao lâu, nghe gió thổi ra chiều mạnh hơn. Biển nghe tiếng rì rào của sóng càng lúc càng lớn. Một vài đợt sóng đập đến chân tản đá Muối đang nằm. Những giọt nước mát văng tung toé lên mặt lên người Muối.
Hạt Muối vùng dậy vì như có ai gọi đúng tên mình: Hạt Muối ơi về đi. Mẹ và em đang chờ anh đây. Hạt Muối nhìn ngơ ngát về hướng tiếng gọi mình. Rõ ràng mình nghe tiếng gọi tên mình từ ngoài kia. Tiếng gọi có khi nghe gần như có người đang đứng dưới chân. Có khi Hạt Muối lại nghe ngoài khơi vọng vào. Lạ quá, sao không thấy ai hết ngoài những lớp sóng gào thét trong gió. Sóng bây giờ nhiều quá và lên cao. Nước tung toé trắng xóa. Những con chim bây giờ hết nằm trên mặt nước vì sóng dữ quá. Chúng chỉ bay lờn vờn theo những con sóng như kiếm mồi. Thỉnh thoảng Hạt Muối thấy chúng đâm thẳng vào những con sóng bạc đầu một lúc rồi bay vút lên. Hạt Muối giật mình khám phá ra tiếng gọi tên mình ngay trong những đợt sóng trắng. Nhìn chẳng thấy ai, chỉ toàn là sóng. Hay người gọi mình đang ẩn trong gió? Hạt Muối nhìn trời nhìn những ngọn dương liễu, chỉ nghe âm thanh vi vu trong lá, tiếng vù vù bên tai của gió. Không ai chịu xuất hiện cho mình thấy để nhờ đưa mình về nhà. Mà nhà mình ở đâu? Câu hỏi lại đến với Hạt Muối. Mệt quá Muối không thèm nghĩ ngợi nữa. Mặc cho tiếng gọi tên mình vẫn tiếp tục rõ mòn một phát ra từ những đợt sóng. Trời dần về chiều, gió lặng hơn, sóng nhẹ dần và tiếng gọi mình nghe xa xăm. Có lẽ trời tối rồi sóng gió bỏ cuộc chơi rượt bắt để chuẩn bị về nhà với mẹ. Ai cũng có nhà để về. Hạt Muối tủỉ thân, đôi mắt cay sè. Thì ra Hạt Muối đã khóc. Lại một đêm nữa Hạt Muối không có nhà để về.

Trong bóng tối của màng đêm Hạt Muối vẫn ngồi bất động nhìn về phía trước. Những lớp sóng bây giờ chỉ còn là tiếng rì rào. Hạt Muối không còn thấy sóng mà chỉ thấy những làn ánh sáng nhấp nhô lên xuống trên mặt biển đen ngòm. Ngồi bó gối chống hai tay lên cằm Hạt muối mơ màng đưa mắt nhìn bóng đêm. Gió hiu hiu, sóng vang vọng một âm điệu nhịp nhàn rạt rào. Hơi nóng ban ngày bị gió đẫy đi mất, Hạt Muối thấy tâm mình nhẹ nhàn hơn nhưng nỗi nhớ nhà không dứt. Hết ngồi lại nằm xuống. Mặt đá bắt đầu mát lạnh. Muối nhìn sao đêm lấp lánh rũ nhau từng bầy dạo chơi trên bầu trời. Tại sao ai cũng có anh em có bạn bè bên nhau, chỉ riêng mình cô đơn ngồi đây. Hạt Muối miên man nghĩ ngợi toàn những ý nghĩ làm Muối thêm tủi thân. Ban chiều thấy tụi sóng đùa nhau xô đẩy reo vui dưới kia, bây giờ lũ sao đêm kéo nhau tung tăng nhấp nháy trên cao. Hạt Muối muốn khóc, nhắm mắt cố không nhìn thấy gì hết, quên đi ngủ đi…
Hình như cò tiếng bước chân ai đi trên cát. Tiếng bước đi về phía mình. Hạt Muối quay nhìn về phía tiếng động, mong sao có người đến giúp đưa mình về nhà. Dưới ánh sao mờ mờ Hạt Muối thấy một bóng người to lớn đang đi đến gần mình. Muối nín thở chờ đợi nhưng cũng sờ sợ, không biết người đến giúp mình hay bắt mình đi. Hạt Muối nửa như muốn làm tiếng động cho người ấy biết có mình đang ngồi trên tản đá này, nửa muốn ngồi sụp vào sâu trong kẻ đá để không cho người ấy thấy. Nhưng Hạt Muối lại nghĩ đây là cơ hội ngàn vàng để mình có thể về nhà. Hạt Muối nghĩ vậy cho nên đánh liều đứng hẳn dậy và kêu to:
- Ông ơi! Xin ông giúp đưa cháu về nhà với mẹ. Người đàn ông vẫn lặng thinh đi đến. Hình như ông ta biết có mình ngồi đây trước khi mình lên tiếng. Hạt Muối nghĩ trong bụng như vậy và mừng thầm. Quả thực người đàn ông đi ngay đến bên Hạt Muối như quen biết Muối từ trước. Hạt Muối mở to đôi mắt kinh ngạc. Người đàn ông này to lớn hơn lúc mình thấy ở đằng xa rất nhiều. Hạt Muối đứng nhìn, há hốc miệng ra. Toàn thân vị này là màu vàng. Trong đêm đen mờ bóng sao nhưng Hạt Muối vẫn thấy được màu vàng tươi và như có phát ra ánh sáng óng ánh thật đẹp. Nụ cười! ôi chao nụ cười sao mà hiền quá chừng. Gương mặt cũng màu vàng sáng lung linh. Nhìn một hồi Hạt Muối cảm thấy an tâm và còn có cảm tình với người này. Hạt Muối như tìm được nguồn che chở rộng lớn. Coi kìa nụ cười hiền không bao giờ tắt trên môi. Đến lúc này Hạt Muối cũng chưa nghe người đàn ông này lên tiếng nói chuyện với mình. Hạt Muối tuy bắt đầu muốn gần gũi nhưng còn sợ vị này chưa nhận ra mình vì mình bé quá, hạt muối mà. Nhưng người khổng lồ đã ngồi xuống bên cạnh Muối. Đôi mắt cũng cười như miệng, hiền từ, tươi mát. Tự nhiên Hạt Muối sa người mình vào lòng bàn tay ấm áp của người khổng lồ đang chìa ra về phía Muối. Hơi ấm từ lòng bàn tay làm Hạt Muối không muốn nhúc nhích vì sợ phải bị người khổng lồ đẩy ra. Hạt Muối bạo dạng hơn hỏi:
- Ông ơi ông là ai? Ông đến đây giúp cháu về nhà phải không? tại sao ông biết cháu ngồi đây một mình vì ban đêm tối quá đâu có thấy cháu được.
Đến lúc này người khổng lồ mới lên tiếng:
-Con muốn về đâu? Nhà cha mẹ con ở đâu?
Giọng nói nghe như chuông ngân, rõ ràng và vang lên. Muối cứ nghĩ người khổng lồ thường nói giọng gắt lắm. Giọng ông từ tốn như để cho Muối an lòng. Hạt Muối bắt đầu luống cuống bởi vì ngay đến mình cũng không biết ở đâu, tại sao mình có mặt ở đây. Nhưng không hiểu sao trong lòng Hạt Muối tin chắc rằng người khổng lồ hiền từ này biết mình ở đâu để đưa mình về. Hạt Muối ngây thơ đáp:
-Con không biết con ở đâu. Con không biết mình rời nhà từ lúc nào và tại sao lại ngồi đây một mình.
Rồi Hạt Muối kể lại những gì xãy ra chiều hôm nay khi những đợt sóng xô nhau vào bờ Muối nghe tiếng có người gọi mình xuống chơi với chúng và chúng sẽ đưa mình về nhà. Muối cũng kể rằng mình muốn nhập bọn với tụi sóng nhưng mình không biết bơi sợ chết đuối.
- À, mà ông là ai vậy? Hạt Muối bạo dạng lặp lại câu hỏi.
- Con thấy ra sao? Người ta toàn là màu vàng, mặc áo vàng phải không? Vậy con cứ gọi ông Người Vàng cũng được.
- Vậy thì hay quá, Hạt Muối reo lên. Con thích cái màu vàng ở người ông lắm, hình như nó phát ra ánh sáng nữa.
Ông Người Vàng cười không nói. Ông nhìn thẳng vào khoảng không sâu thẳm và tối đen phía trước mặt. Im lặng thật lâu, hình như ông đang suy nghĩ điều gì. Hạt Muối cũng ngồi im chờ đợi. Trong cái im lặng nhẹ nhàn giữa một Hạt Muối bé nhỏ và ông Người Vàng khổng lồ như có một niềm giao cảm thật sâu thật đậm đà. Hạt Muối không muốn khuấy động cái yên lặng này nữa. Tự nhiên Hạt Muối không muốn thúc dục ông Người Vàng trả lời câu hỏi của mình và không muốn bắt ông phải đưa mình về nhà nữa. Lạ quá trong cái đêm đen nhưng tâm hồn của Hạt Muối thấy như có một tia sáng của sự hiểu biết rằng mình sẽ về đến nhà an toàn. Có lẽ Hạt Muối có được sự tự tin từ dáng vẽ bình an trong sáng của Người Vàng. Hạt Muối liếc nhìn vào mặt Người Vàng. Thì ra ông ta đang cười với màng đêm. Nét mặt hiền từ không lộ một chút căng thẳng của lo âu. Chắc ông Người Vàng không biết buồn không biết lo lắng là gì. Hạt Muối không còn cảm giác lo sợ, cô đơn nữa khi ngồi bên ông Người Vàng. Hạt Muối muốn duy trì sự có mặt của ông Người Vàng, mong cho ông đừng rời xa mình. Muối muốn ông ở bên mình hoài hoài.
Hình như ông Người Vàng biết được những suy nghĩ của Hạt Muối, ông quay qua nhìn Hạt Muối mĩm cười:
- Ta sẽ đưa con về nhà.
Hạt Muối đến lúc này đã thật sự an tâm. Cuốì cùng mình cũng được về nhà với cha mẹ, tung tăng chạy nhảy với anh em cho nên Hạt Muối muốn ông Người Vàng ngồi kể chuyện với mình thật lâu. Hạt Muối cảm nhận nơi ông Người Vàng có trí óc khổng lồ như thân xác ông, mình sẽ biết được nhiều điều hay ho.
- Con muốn biết cha mẹ con là ai? Và được sinh ra từ hồi nào?
Ông Người Vàng không trả lời ngay câu hỏi của Hạt Muối.
- Ngày mai tụi sóng bạc đầu có kéo đến chơi và réo gọi con  thì con mạnh dạng xuống chơi với chúng nó.
Hạt Muối trố mắt ngạc nhiên:
- Thì ra những tiếng gọi con chính là tụi sóng hả ông?
 Ông Người Vàng mĩm cười im lặng đưa bàn tay ấm áp sờ lên đầu Hạt Muối.
Hạt Muối không thể nào hiểu được. Nhưng Muối tin ông Người Vàng không nói dối mình.

Một khoảng im lặng khác lại đến. Hạt Muối an tâm nhắm mắt ngồi bên ông Người Vàng đến một lúc thiếp đi lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy không thấy ông Người Vàng đâu nữa, trời đã sáng trắng, mặt trời lên cao khoảng một cây sào. Thì ra Hạt Muối đêm qua nằm mơ một giấc mơ dài. Hụt hẩn. Chỉ là mộng thôi. Làm sao bây giờ? Bao nhiêu niềm hạnh phúc bên ông Người Vàng đều tan biến hết. Nỗi sợ hải trở về như trước. Trong giấc mơ Hạt Muối còn nghe rõ mòn mọt giọng ông Người Vàng bảo ngày mai nếu tụi sóng đến réo tên mình rủ xuống đi về nhà thì mình mạnh dạng theo tụi nó.
Hạt Muối không biết làm gì hơn là ngồi chờ tụi sóng đến. Hạt Muối tiếc nuối giấc mơ và thắc mắc tại sao ông Người Vàng không trả lời hết những câu hỏi của mình. nhất là ông không cho mình biết cha mẹ mình là ai, đang ở đâu và tại sao mình có mặt đơn độc ở tảng đá này. Ông chỉ nói “Ta sẽ đưa con về nhà”. À, phải rồi có lẽ ông ta là thần sóng cho nên ông bảo tụi sóng sẽ đưa mình về. Muối nằm chờ. Trời đã quá trưa, gió bắt đầu mạnh. Những cánh chim hôm qua cũng trở lại bay lượn trên đầu Hạt Muối. Muối nghe tiếng sóng rồi. Chúng kéo đến đó. Bật ngồi dậy Hạt Muối chờ chúng gọi mình. Quả không lâu lắm Muối nghe tiếng gọi còn xa xa ngoài khơi. Nghe lời dặn của ông Người Vàng Hạt Muối mạnh dạng hơn, không còn sợ như hôm qua. Muối đứng thẳng lên cho tụi sóng thấy mình còn ngồi đây.
Hôm nay trời vầng vũ, mây kéo đen ở một góc chân trời. Gió càng lúc càng mạnh. Biển động. Sóng cao liên tục vỡ òa trắng xóa trên cát. Hạt Muối nghe tiếng gọi dục giã tên mình. Muối mạnh dạng tìm cách leo xuống. Trong lòng tuy còn sợ nhưng biết chắc mình không còn cách nào để về nhà. Phải theo tụi nó, phải nhảy xuống bơi với tụi nó. Không biết bơi chắc tụi nó giúp mình nỗi trên nước và kéo mình đi. Đang miên man nghĩ ngợi, một con sóng cao vòi vọi vỡ trùm lên tảng đá. Hạt Muối điếng hồn, toàn là bóng đen phủ chụp cùng với tiếng ầm như trời long đất lỡ. Rồi hoàn toàn im bặt. Rồi hoàn toàn không còn biết gì nữa. Không biết bao lâu Hạt Muối hoàn hồn tỉnh từ từ. Cảm nhận đầu tiên Hạt Muối biết mình không chết đuối. Nhưng không biết những gì đã xãy ra cho mình, Hạt Muối thấy chung quanh hoàn toàn khác lạ. Tụi sóng kéo mình đi rồi bỏ mặc mình.Tìm không thấy tảng đá mấy ngày trước mình ở đó. Chung quanh toàn nước. Những loài cá màu sắc sặc sở đang bơi lội thảnh thơi quanh mình, chúng có vẻ không sợ Hạt Muối. Muối nhìn lên phía trên thấy có ánh sáng. Muối muốn trồi lên để xem. Lạ quá mình không cần bơi hoặc làm gì mà tự nhiên vẫn nỗi lên được. Cùng lúc Hạt Muối thấy chân mình chạm dưới đáy biển sâu, tay sờ được bờ cát trắng. Có lúc Hạt Muối thấy mình đang lênh đênh ngoài khơi xa, nước trời mênh mông. Muối sờ vào những hoang đảo không người. Hạt Muối muốn tới đâu thì tự nhiên tới đó ngay. Có những vùng toàn băng tuyết, có vùng mặt trời đỏ rực hâm nóng biển xanh. Hạt Muối phiêu du vào lòng biển sâu thấy nhiều giống cá kỳ lạ đủ màu sắc rực rỡ. Có những giống cá khổng lồ bơi lội chầm chậm, những giống cá li ti bơi từng đoàn hàng triệu con. Hạt Muối đùa chơi với chúng. Hạt Muối còn nghịch ngợm phiêu lưu vào những hang động sâu thẳm ánh sáng mặt trời không đến được vậy mà cũng có nhiều loại cá đủ màu tuyệt vời.

Hạt Muối mãi mê với những khám phá mình trông thấy. Vui quá Hạt Muối quên mất một điều: Có phải mình đã về đến nhà? Tại sao tâm mình an bình như thể mình đã về đến nhà, không còn một chút tâm trạng nôn nóng. Hạt Muối không còn nhớ cha mẹ nữa hình như cha mẹ đang có mặt với mình. Thân mình khi trước nhỏ xíu nằm trên tản đá bây giờ cảm thấy như to lớn không ngần mé, cùng một lúc ngắn ngủi mình cảm thấy có mặt muôn nơi. Tâm mình sao nhẹ quá chừng; những nỗi lo âu buồn tủi tan biến đâu mất. Nỗi niềm nhớ cha mẹ anh em không còn nữa. Lạ quá Ông Người Vàng không chỉ đường cho mình về nhà mà chỉ nói con sẽ về nhà, cứ theo tụi sóng về nhà. Những cảm giác an bình làm cho Hạt Muối thấy tâm mình bừng sáng lạ thường.

Chân tính hải

lieng-soi-to-sen-troi-manh-ho-905x1200

Hôm nay cùng nhau trở lại con Đường Xưa có Mây Trắng, dạo lại vườn hoa xưa chắc chắn tìm thêm được những loài kỳ hoa dị thảo khác đang ẩn tàng trong muôn rừng xanh tốt.

Trước hết là có cơ hội “nghe” được lời nói của Đức Thế Tôn còn nguyên chất qua các bài thuyết pháp. Đây là điều quý giá nhất cho một người học đạo Bụt. Suốt 80 chương của Đường Xưa Mây Trắng Thầy Thích Nhất Hạnh đã cho biết: “Về giáo lý và tư tưởng, những kinh điển được trích dẫn trong sách này hầu hết đều là những kinh điển thuộc văn hệ Nikaya (tạng Pali) và văn hệ A Hàm (tạng Hán). Tác giả đã có chủ ý không xử dụng nhiều các kinh Đại Thừa, với mục đích chứng minh rằng những tư tưởng lớn của kinh Đại Thừa đều đã có mặt đầy đủ trong các kinh Nikaya và A Hàm, và chỉ cần đọc các kinh này có thể nhận ra được các tư tưởng lớn kia trong ấy. Kinh điển nào cũng là kinh điển của đạo Bụt, dù là kinh Bắc tông hay Nam tông….” (trích Đường Xưa Mây Trắng (ĐXMT). Lời tác giả tập 3).
Chủ yếu là tác giả dùng kinh điển thuộc hệ Nam tông mà đại diện là hệ Nikaya (tiếng Pali) và hệ A Hàm (tạng Hán), vì hai hệ này gần gũi với thời Bụt còn tại thế, được ghi chép lại qua các cuộc kiết tập kinh điển, mà lần kiết tập sớm nhất là chỉ hai tháng sau ngày Bụt nhập diệt, được hai thầy Ananda (trùng tuyên về kinh) và Thầy Upali (trùng tuyên về luật) trong hội nghị kiết tập gồm 500 vị xuất gia do Thầy Ca Diếp triệu tập (Ngủ Bách Kiết Tập). Trong lần kiết tập này thầy Ca Diếp hỏi hai thầy kia những câu hỏi rất tỉ mỉ như Bụt giảng kinh này ở đâu, bao nhiêu người tham dự, hoàn cảnh nào Bụt giảng kinh này, do Người hỏi hay do Người tự thuyết. Những tỉ mỉ này cho chúng ta một thích thú khi đọc vì đáng tin sự chính xác của những lời Bụt dạy. Thời Bụt chưa có kinh điển chỉ những lời Ngài nói với thính chúng hoặc cá nhân như các bậc vua chúa, học giả Bà La Môn …

Trong suốt 80 chương tác giả đã trích không biết bao nhiêu là kinh trong ba tạng kinh điển Nikaya, A Hàm (của Nam tông) và Đại tạng tân tu (của Bắc tông), và có những kinh có mặt trong cả ba tạng, có những kinh chỉ là một vài câu nói ngắn ngủi của Bụt. Điều này chứng tỏ tác giả đã nghiêm túc và bỏ rất nhiều thì giờ nghiên cứu kinh điển. Sự có mặt của một kinh có trong ba tạng Nikaya, A Hàm, và Đại Tạng Tân Tu chứng tỏ sự chính xác đáng tin kinh của Bụt trực tiếp nói ra. Chắc chắn một điều là không phải kinh nào cũng do Bụt thuyết nhưng sự nghiên cứu trích dẫn tỉ mỉ công phu làm người đọc cảm hứng, tin tưởng rất nhiều về độ chính xác có xãy ra trong lịch sử. Lấy một ví dụ Kinh Nghệ Thuật Chăn Trâu  (kinh Phóng Ngưu) tác giả đã tham cứu và trích từ Culagopalaka (M. 34 Majjihima Nikaya, Trung A Hàm hệ Nikaya), Phật Thuyết Phóng Ngưu Kinh (Đại Tạng Tân Tu 123 (TT.123), Mục Ngưu Kinh (Tăng Nhất A Hàm, AH. 43,6), Phóng Ngưu Kinh (Tăng Nhất A Hàm, AH. 49,1). Chỉ một Kinh Chăn Trâu thôi mà tác giả cho ta thấy đã xuất hiện trong ba tạng và đã giới thiệu cho người đọc đầy đủ.

Đọc Đường Xưa Mây Trắng như đọc một cuốn sách viết về tiểu sử Đức Bụt Thích Ca trong thể văn tường thuật nhưng thật sự tác giả thiền sư Nhất Hạnh đã dày công nghiên cứu kinh điển qua nhiều hệ phái như Nam truyền có các bộ A Hàm; mà trong A Hàm của Nam tông cũng chia ra A Hàm tạng Hán dịch từ tiếng Sankrit (chữ Phạn) ra chữ Hán và A Hàm hệ Nikya tiếng Pali. Và Bắc truyền những kinh được thiền sư dùng nhiều nhất trong tác phẩm lấy ra từ Đại Tạng Tân Tu. Đọc xong Đường Xưa Mây Trắng một lượt độc giả cứ ngỡ rằng tác giả đã tiểu thuyết hoá nhân vật Bụt Thích Ca, đâu có dè rằng trong suốt 80 chương mỗi chương có một vài câu chuyện của cuộc đời của Bụt, mỗi câu chuyện đã được tác giả rút ra từ một kinh, và mỗi một kinh được dẫn từ nhiều hệ phái khác nhau nếu kinh đó có mặt trong nhiều hệ phái như đã dẫn ở phần trên. Nói tóm tắt Đường Xưa Mây Trắng là cuốn sách toàn là kinh điển của ba hệ thống A Hàm Hán tạng, A Hàm Nikya (pali) của Nam truyền và Đại Tạng Tân Tu của Bắc truyền. Đọc Đường Xưa Mây Trắng độc giả thừa hưởng được một gia tài lớn lao về kinh điển thuộc tất cả các hệ thống chính của Đạo Bụt. Tâm lý người đọc cảm thấy thoải mái khi đọc cuốn tiểu thuyết hơn là đọc cuốn kinh, đây chính là nghệ thuật sáng tác cao tuyệt của tác giả.

Trở lại Đường Xưa Mây Trắng độc giả cảm thấy như trước mắt mình đầy đủ những hoàn cảnh sinh hoạt của xã hội Ấn Độ cổ xưa, đời sống của người dân, những giai cấp trong xã hội, những khó khăn của Bụt khi ứng xử với từng hạn người từ các học giả nhà tu hành Bà La Môn, đến giới thượng lưu, vua chúa cả giới bần cùng nghèo khó. Tất cả đều thể hiện rõ ràng trong Đường Xưa Mây Trắng. Những nét thi ca trong kinh điển tác giả cũng giới thiệu đầy đủ trong tác phẩm; đọc một đoạn kinh giống như đọc một bài thơ nhẹ nhàng siêu thoát. Có một kinh trong Tương Ưng Bộ nói về con nai. Một thuở nọ có nhiều vị khất sĩ kết hạ tại một khu rừng thuộc miền quê Kosala. Sau ba tháng mãn mùa kết hạ họ lại ra đi tản mác các nơi để hoằng hoá. Có một vị thiên giả trú ở rừng đó cảm thấy trống vắng than thở rằng:

ĐI TRỞ LẠI CON ĐƯỜNG XƯA CÓ MÂY TRẮNG

Thầy trò đã cùng nhau đi trên con “Đường Xưa Mây Trắng” để gặp Bụt bằng hình ảnh con người đích thực, chiêm ngưỡng những nơi Ngài đặt chân trên con đường qua các vương quốc dọc theo hai bên bờ sông Hằng và để nghe lại tiếng Ngài rao giảng. Thầy đã giới thiệu cho học trò một Đức Bụt hoàn toàn là con người sống gần gũi với con người, không mang bất cứ một màu sắc tôn giáo hay nhiều quyền năng huyền bí. Và hầu như học trò của Thầy dừng lại chổ đó; có người đã mạnh dạng tuyên bố “ Mục đích Đường Xưa Mây Trắng Thầy Nhất Hạnh muốn lột xác hình ảnh Đức Phật nặng hình thức tôn giáo để nhìn thấy con người của Ngài, con người như tất cả chúng ta ngoại trừ đã được giác ngộ”. Nếu chỉ đọc một lần như đọc một cuốn tiểu thuyết, đọc xong xếp lại gác lên tủ sách, thì sẽ có một kết luận không trọn vẹn như thế.

uong tra di

CƠ DUYÊN MAY MẮN HIẾM HOI *

Không có thức không có tất cả. Bụt nói tất cả nằm trong mười tám giới, ngoài mười tám giới (6 căn 6 trần 6 thức) không còn gì cả, Ngoài mười tám giới con người không thành lập được. Chỉ có sáu căn con người chỉ là một mãnh xương khô; trong mãnh xương khô mình không vắt được một giọt nước nào cả. "Đừng mong tìm giọt nước trong mãnh xương khô" (Tổ Lâm Tế). Vậy thức quan trọng dường nào. Môn học của thức là Duy Thức ( nghĩa là chỉ có thức) nhưng thức không biểu hiện được ra ngoài cũng chỉ là không, vô thức, cho nên thức cần biểu hiện, Duy Biểu. Vậy mình có hai chặn đường để đi qua: 1/ chỉ có Thức. 2/ Phải để cho Thức biểu hiện, Duy Biểu.

Từ lâu tôi cũng hay tâm sự với một vài bạn đồng tu Duy Biểu quan trọng. Duy Biểu làm sống dậy một mãnh xương khô, là cái thân xác mình. Cái nghệ thuật cao của Duy Biểu là cùng một lúc mình đi trên hai chặn đường Duy Thức và Duy Thức Biểu Hiện (Duy Biểu). Nghệ thuật này của Ngài Thế Thân thế kỷ thứ năm. Trong suốt mười lăm thế kỷ các luận chỉ chú trọng phần Thức (lý thuyết, nói suông) mà quên phần Biểu hiện của Thức (thực hành). Đến thế kỷ hai mươi Thầy Nhất Hạnh mới hâm nóng lại, làm cho Thức Biểu Hiện lại để áp dụng trong đời sống hằng ngày.
Áp dụng bằng cách nào? đây là khả năng của từng người học trò, là chúng mình. Chìa khoá đã trao nhưng có biết mở không là phần việc của người xử dụng nó.

Trong mười tám giới sáu căn sáu trần là sắc giới, sáu thức là vô sắc giới. Hai thế giới hai miền khác nhau, đó là điều đầu tiên đặt câu hỏi. Vậy con người mình hiểu được tâm thức của mình đến mức nào? và có hiểu được rốt ráo không?. Tôi cũng thường tâm sự với các bạn đồng tu gần cũng như xa rằng thỉnh thoảng mình nên tự đặt những câu hỏi như thế để tìm cách giải nghi. Khi Thức thuộc vô sắc giới mà đem ra trình bày thì phải tìm cách đưa nó lên vùng sắc giới, có nghĩa là phải nhân cách hoá (Virtual personalization) Thức; cho nó một hình dáng một phân biệt một nơi khu trú. Chẳng hạn như hạt giống của thức, hạt giống của giận hờn, hạt giống của thương yêu, ghen ghét v.v..chúng hình gì, màu sắc ra sao, chúng ở đâu? chiếm khoảng không gian là tàng thức, không gian đó nằm sâu trong tàng. Tất cả phải được nhân cách hoá, tất cả phải được đưa nó ra để con người sắc giới mới hiểu được. Vì sự mượn tạm như vậy mà làm cho Thức biểu hiện ra trong một giới hạn gò bó hay rộng lớn tuỳ theo từng người tiếp nhận.
Trong Bài Duy Biểu thứ 2 Sư Ông dạy về sự kết nối giữa Ý, Mạc na và Tàng thức. Có nghĩa là ba loại thức đó là ba lãnh vực khác nhau, nhiệm vụ khác nhau, hành xử khác nhau. Ý tiếp nhận khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Ý vừa tiếp nhận thì anh chàng Mạc na nắm bắt, nhận công của mình, nghĩa là cái ngã xuất hiện. Anh Mạc na nhã ra cho xếp hạt giống vào kho, Tàng thức. Rất là dễ hiểu, và chính cái dễ hiểu này mới đánh lừa mình, đánh lừa người học Duy Biểu. Bởi vì khi mình đặt lại câu hỏi Ý thức, Mạc na thức và Tàng thức ở đâu trong sắc thân mình? Trong bài giảng cho biết Mạc na nằm trong Tàng thức, Ý nằm trên vùng Ý. Có phải ba thức đó riêng rẽ hay chỉ là một? và chúng có vị trí khi chúng là vô sắc giới? Và tôi có câu trả lời cho tôi: Khi anh ở trong thế giới sắc (sắc giới) mà muốn tìm hiểu những gì trong thế giới vô hình (vô sắc giới) thì anh phải chịu khó đứng vào với thế giới vô sắc thì dễ tiếp nhận hơn. Làm sao cái thân xác sáu bảy chục ký lô của tôi đi vào thế giới vô hình hoà mình với thế giới vô sắc? Anh chẳng cần đi đâu hết vì chính anh cũng không có cái ngã riêng biệt.

Ông Thầy (là Sư Ông) muốn cho mình hiểu sự vận hành của tâm thức đã tìm cách đưa tất cả trong thế giới vô hình lên trình trên mặt bằng của thế giới hữu hình (sắc giới) thì người học trò phải tìm cách biến mình vào thế giới vô hình (vô sắc giới) để nhận lãnh lời giảng dạy thì mới hiểu nhiều (chứ chưa rốt ráo) những gì Thầy muốn dạy. Như vậy mới làm cho Thức biểu hiện được trong thế giới sắc, nghĩa là mới thực tập được.

Hôm trước tôi có gởi một đoạn Dẫn Nhập của Sư Ông về Duy Biểu Học trong đó Sư Ông có đề cập tới Nhận Thức Luận (Epistemology). Nhận Thức Luận đặt vấn đề là ta có thể đạt tới sự hiểu biết thực tại hay không? Vấn đề của nhận thức luận là trí óc con người có thể đạt tới chân lý tuyệt đối của thực tại hay không? Có chủ thuyết nói là không. Bất Khả Tri Luận. Trong Duy Biểu Học cũng có đề cập đến vấn đề này. Khi một vật biểu hiện ra trước mắt mình tuỳ theo trình độ tu tập của mỗi người nó sẽ biểu hiện trong ba hình thức: Tánh cảnh, là nhìn thấy thực tại rốt ráo của vật. Chỉ có những bậc giác ngộ như Bồ Tát, Bụt. Đới chất cảnhngười có tu học trình độ chánh niệm cao nhìn thấy vạn vật đều do duyên sinh, không có cái gì tự sinh. Và Độc Ảnh cảnh là cảnh giới trong mộng mỵ hay trong tàng thức, những kỷ niệm. Lâu nay mình cứ chủ quan là mình đã nhìn thấy cái hoa theo tánh cảnh của nó, nhưng thực tế mình chỉ mới nhìn nó theo cái sở thích của mình nhiều hơn. Mới nhìn thấy cái hoa thì anh chàng Mạc na xuất hiẹn ngay bám cái hoa thành sự khen chê đẹp xấu làm cho cái thấy của mình bị méo mó bởi phân biệt yêu ghét.

Như vậy sự nghi ngờ của Nhận Thức Luận được giãi quyết trong Duy Biểu, khi người tu học đạt đến vô ngã thì sẽ nhìn được vạn hữu trong thế giới Tánh Cảnh. Đạo Bụt đã giãi trừ được mối nghi của trường phái Bất Khả Tri Luận. Năm Mươi Bài Tụng Duy Biểu nghĩa rốt ráo là Năm Mươi Bài Tụng rèn luyện Chánh Niệm trong ba lãnh vực hành động của Thân, Khẩu, Ý. Ngoài ba lãnh vực đó không còn lãnh vực nào.
Viết tặng Tăng Thân Bồ Đề
Chân Tính Hải
 

Trước hết xin được nói qua về Ông Nguyễn Hiến Lê, một học giả, nhà văn, nhà nghiên cứu Văn học, dịch thuật và nỗi trội nhất là những tác phẩm về sách học làm người mà giới trẻ miền Nam trước 1975 xem Ông như một nhà giáo dục về trí và đức dục. Những tác phẩm của Ông trong lãnh vực này rất nhiều và đã giúp cho giới sinh viên học sinh và cả bình dân khâm phục học hỏi và thành công thành nhân, tôn Ông là bậc thầy tuy Ông không phải là nhà giáo chuyên nghiệp. Ông có thời gian dạy đại học Văn Khoa Sài Gòn với tư cách giáo sư thỉnh giảng. Nghề chính của Ông là Công Chánh, công việc chuyên môn của Ông là đo đạc mực nước sông Cữu Long để xây dựng hệ thống dẫn thuỷ nhập điền. Vì vậy nguyên một vùng đồng bằng Sông Cữu Long đối với Ông lại à một quê hương thân yêu. Ông đi kinh lý không sót một ngõ ngách hoang vu nào của Đồng Tháp Mười mà Ông đã để lại nhiều tác phẩm trong đó nỗi tiếng cuốn Bảy Ngày Ở Đồng Tháp Mười.  Những lãnh vực văn chương, triết, sử học của Ông rất rộng do Ông đam mê, tự nghiên cứu nhờ giỏi chữ Hán, Anh,  Pháp. Với cung cách làm việc nghiêm túc, trách nhiệm đã làm Ông nỗi tiếng là một học giả được mọi người mọi lứa tuổi thời trước và cả sau 1975 phải nghiêng mình kính phục tin tưởng. Về lãnh vực dịch thuật và chú giải các tác phẩm đồ sộ của nước ngoài như bộ sử ký Tư Mã Thiên, Sử ký Trung Hoa Cỗ, Khổng Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Xuân Thu, Chiến Quốc Sách, Kinh Dịch v.v..của Trung Hoa. Bộ Chiến Tranh Và Hoà Bình của Leo Tolstoy của Nga. Và nhiều tác phẩm lớn khác của các triết gia Pháp và Hoa Kỳ. Có những tác phẩm dịch thuật Ông bỏ ra hàng mấy năm sưu tầm thêm tài liệu, sách báo trước khi bắt đầu dịch đã chiếm rất nhiều thì giờ bởi sự làm việc thận trọng và trách nhiệm.

Trước năm 1966 Ông có ý định dịch bộ Chiến Tranh Và Hoà Bình của Leo Tolstoi, trong tay đã có hai bộ tiếng Anh và tiếng Pháp nhưng chưa dám dịch ra tiếng Việt vì chưa tìm ra được nhà xuất bản nào chịu in. Ông đã giao dịch với các nhà sách lớn ở Sài Gòn (Ông không nói tên nhưng ai cũng biết thời đó chỉ có Xuân Thu, Khai Trí, Tự Lực) nhưng không có nhà xuất bản nào dám nhận vì bộ sách lớn quá về nội dung và tốn kém trong việc in ấn vì hai tập quá dày cả ngàn trang sợ không có nhiều độc giả. Ông đành cất giữ đề "chờ thời".

Và thời đã đến với Ông. Tháng 9/1966 tình cờ có một Đại đức trẻ đến tìm Ông và tự giới thiệu là Giám Đốc nhà xuất bản Lá Bối. Nhà sư muốn hỏi Ông để xuất bản bộ Chiến Tranh và Hoà Bình. Trong buổi sơ giao hôm đó nhà sư có cho Ông biết là đã có gặp Ông cách đây mười năm (nghĩa là khoảng năm 1956?) và có tặng Ông một ít sách trong đó có cuốn Duy Thức Luận của Thạc Đức.
Nguyễn Hiến Lê đã nhớ lại và cho biết sau khi đọc cuốn Duy Thức Luận của Thạc Đức Ông thấy hay quá sáng sủa quá và có viết thư lên Đà Lạt để tìm cách kết duyên văn tự với tác giả và muốn khuyến khích tác giả nên viết về lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Nhưng Ông chờ mãi không hiểu tại sao không thấy trả lời.

Và cũng chính ông Nguyễn Hiến Lê cho biết Đại Đức Giám Đốc nhà in Lá Bối là Thầy Từ Mẫn (Võ Thắng Tiết). Thạc Đức tác giả Duy Thức Luận chính là Thầy Thích Nhất Hạnh.

So về tuổi tác Ông Nguyễn Hiến Lê sinh 20 tháng 11 (âm lịch) nhằm ngày 8 tháng 1 năm 1912. Thầy Nhất Hạnh 11 tháng 10 năm 1926. Ông lớn hơn Thầy đến 14 tuổi. Năm 1956 Ông đọc được cuốn Duy Thức Luận của Thạc Đức lúc đó Sư Ông mới đúng 30 tuổi, quá trẻ quá giỏi đến nỗi một học giả không tiếc lời khen và muốn "kết duyên văn tự" (chữ của Nguyễn Hiến Lê dùng).

Nhân Ngày Tiếp Nối của Sư Ông tôi muốn chia sẻ cùng tăng thân câu chuyện kết duyên văn tự giữa hai nhà trí thức tầm cở quốc gia và thế giới và cũng rất hứng thú rằng từ hồi nào đến giờ mình chưa được chiêm ngưỡng cái tên Thạc Đức bao giờ. Ngay cả trong thư tịch của Lá Bối tôi không hề tìm ra Duy Thức Luận của Thạc Đức. Đó là chưa kể mới đây vở hài kịch  Cậu Đồng của Sư Ông phóng tác theo vở hài kịch cổ của Pháp mang tên Le Tartuffe của Molière từ năm 1958. Tác phẩm dịch này lại để khuyết danh cho nên các Nghệ Sĩ ƯuTú Quốc Gia (NSUTQG) của Việt Nam trong suốt 23 năm trình diễn thành công mà vẫn không tìm ra tác giả. Duyên may năm nay họ tìm ra được một bản đánh máy đã nhàu nát Cậu Đồng có tên người phóng tác là Thích Nhất Hạnh. Họ mừng quá và liên lạc được các vị đệ tử lớn của Sư Ông để xin tác quyền. Những câu chuyện văn chương như thế này cho chúng ta thấy được sự chứng đắc vô ngã và vô ngã sở của Sư Ông. Quý thay và hạnh phúc thay cho những học trò của Sư Ông.
Viết và kể để kính cẩn dâng lên Sư Ông như một món quà Sinh Nhật nhân ngày Tiếp Nối thứ 94 của THẦY.

11 Oct 2020
Chân Tính Hải
 

THẠC ĐỨC - DUY THỨC LUẬN

Trong quyển sách Đời Viết Văn Của Tôi học giả Nguyễn Hiến Lê có kể một kỷ niệm về duyên văn tự của mình với Thạc Đức qua táC phẩm Duy Thức Luận.

Thac Duc Duy Thuc Luan
Nguyen Hien Le

Hôm nay trong lòng ta
Trống vắng không niềm vui
Những chổ ngồi hôm qua
giờ đây không ai ngồi
Các bậc đa văn ấy
Thuyết pháp thật là giỏi
Đệ tử Đức Thế Tôn
Hiện đi đâu hết rồi?

Vị thiên giả ngồi khóc, một vị thiên giả khác sau khi nghe bài kệ của vị thiên giả kia, dùng một bài kệ khác để trả lời:

Họ đi đâu hả?
Họ đi Ma Kiệt Đà
Họ đi Câu Tát La
Còn những khất sĩ khác
Thì đi Bạt Xà
Như nai thoát bẫy sập
Chạy nhảy khắp bốn phương
Đời sống người xuất gia
Là thảnh thơi như thế.
(Tương Ưng Bộ kinh)
Càng đọc càng thấy lòng thích thú.

Rồi một ngày nọ Bụt đã tám mươi trên con đường đi về phương Bắc, cảnh vắng trời giăng mây trắng. Gần ba ngàn năm sau con đường còn đó, chứng tích còn đó, Người Xưa đâu? Người Xưa vẫn còn đó. Hãy cùng nhau Đi trở lại con đường xưa có mây trắng giăng giăng.

Chân Tính Hải (Viết tặng Tăng Thân Bồ Đề)

Hãy về đây với tôi,tôi chở không hết
Ánh sao đêm nay trong sáng lạ thường.
Lung linh trên trời thăm thẳm kim cương
Thế giới mênh mông vũ trụ vơi đầy.
 
Hãy về đây với tôi,tôi uống không hết
Giòng sữa Ngân Hà bao năm tháng lãng quên
Hãy nhớ về đây đừng mang theo chi hết
Một tâm không và một thân không.
 
Hãy về đây với tôi,tôi kể cho nghe
Chuyện ngày xưa hai mươi lăm thế kỷ trước
Đất trời rung chuyển đóa Linh Thoại nở
Cho nhân loại quay về nguồn suối ban sơ.
Chuyện xưa Chàng Trai* trong tuổi thanh xuân
Buông bỏ sau lưng hạnh phúc phi thời.
Lòng nhẹ như bông, vó ngựa sãi lối**
Nhất hướng truy nguyên lối thoát cho đời.
 
Hãy về đây với tôi,cùng tôi ca hát
Khúc ca tuyệt vời Lạc Trú Hiện Thời.
Bước chân của anh bên bước chân tôi
Và bước chân em bên bước chân chị
In trên đất mềm - Tịnh Độ đây rồi.
 Chân Tính Hải
(*Thái Tử Tất Đạt Đa. **Ngựa Kiền Trắc)

Hãy Về Đây Với Tôi
 
Hãy về đây với tôi,tôi ôm không hết
Con đường đất mềm, hàng cây tiếp nối.
Bước chân thảnh thơi, gió mát hiu hiu.
Chim hót trên cành cây bên sườn đồi
Giọt nắng lung linh đọng trong giọt sương.
 
Hãy về đây với tôi,tôi thở không hết
Không khí trong thơm, buổi sáng thủy tinh.
Im lặng như vang tiếng của lặng im
Tuyệt diệu thay không gian mênh mông.
 
Hãy về đây với tôi,tôi đếm không hết
Cánh bướm như hoa ngập lối chiều nay.
Múa khúc chân thường hoa cũng là bướm
Một kiếp phù du nhưng hiện hữu tuyệt vời.

   Vàng Thu Tháng Mười

   Em đi nhặt lấy lá vàng
   Tháng Mười se lạnh cây hàng đứng    yên
   Trời Thu gọi nắng muộn màng
   Dáng đi nhè nhẹ lá vàng bay bay
   Chim thỏ thẻ chuyện ngày xưa
   Quên rằng dưới cội có người ngắm Thu

   Em đi giữa biển vàng tươi
   Đếm từng chiếc lá đong thời gian qua
   Rừng Thu ngơ ngác chiều sa
   Bước chân chầm chậm xôn xao gió chiều
   Trời Thu vừng ráng chân mây
   Có con chim nhỏ gọi bầy líu lo

   Bước chân trên thảm hoàng ly
   Tóc ghim lá chin Em đi giữa chiều
   Thu rơi rơi rụng tiếng tiêu
   Thân tâm tan loãng trong chiều sương thu
   Vô biên bờ mé tít mù
   Lá ơi gặp lại ở mùa sang năm

   Bây chừ gió có heo may
   Lòng xôn xao nhớ từng mây lưng trời
   Em cùng chiếc lá mĩm cười
   Duyên sinh trời đất gặp người kiếp nay
   Lá cùng Em dắt tay nhau
   Về miền vô khứ vô lai cõi lành.

   Chân tính Hải
   Oct 10.2012

Tăng Thân Bồ Đề